Diễn đàn lớp mình
Diễn đàn lớp mình
Diễn đàn lớp mình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp mình

Dành cho những ai quan tâm
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Nguyên Soái
Nguyên Soái
Admin


Tổng số bài gửi : 29
Join date : 12/01/2010
Age : 44

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN  ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI  CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975   VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN  ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI  CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975 I_icon_minitimeSun Oct 03, 2010 2:52 pm

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN

ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI

CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975

-----------------

G.W.Ph. Hêghen (1770-1831), không chỉ là một nhà triết học biện chứng lỗi lạc có ảnh hưởng rất lớn đến triết học Mácxít, mà ông còn là bậc thầy của nhiều ngành khoa học khác. Tác phẩm "Mỹ học" [3] (*)của Hêghen cho đến nay vẫn được coi là bộ sách đồ sộ nhất thuộc chuyên ngành này. Trong đó, ông đã dành hẳn một chương để nói về sử thi (dài khoảng 100 trang tiếng Việt, chưa kể những lời bàn về sử thi nằm rải rác ở các chương khác). Mặc dù đối tượng nghiên cứu chính của ông là các sử thi cổ điển, nhưng những lý thuyết chung mà ông rút ra rất cần thiết để chúng ta tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nền văn học sử thi Việt Nam 1945 - 1975

Không phải ngẫu nhiên mà cảm hứng sử thi (anh hùng ca) trong văn học Việt Nam (VHVN) chỉ nảy sinh mạnh mẽ nhất trong bối cảnh 30 năm chiến tranh. Hêghen nói: "Tình huống phù hợp nhất với thơ sử thi đó là các xung đột của trạng thái chiến tranh. Thực vậy, trong chiến tranh, chính là toàn bộ dân tộc đang vận động. Nó bị kích thích phải hành động vi nó phải bảo vệ toàn bộ mình".(tr 594). Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trên phạm vi cả nước, toàn dân tộc đã làm nên bản anh hùng ca hùng tráng. Nói như Nguyễn Huy Tưởng: "Thời đại mà chúng ta sống là một thời đại phi thường, một thời đại của "sử thi", các tướng lĩnh và toàn thể đồng bào đem xương máu ra sáng tạo nên hàng nghìn, hàng vạn sự tích bi tráng, dọn thành một kho vô tận tài liệu cho văn nghệ mới" [4, tr.59] . Trong giai đoạn 1954-1975, chiến tranh diễn ra trên toàn miền Nam và một số khu vực đông dân cư ở miền Bắc. Ngay cả một số vùng nông thôn và miền núi tương đối yên tĩnh ở Bắc Bộ cũng được đặt trong tình trạng chiến tranh. Chiến tranh là mối quan tâm hàng đầu của dân tộc và là đề tài chính trong văn học thời bấy giờ..

Hêghen giải thích thêm: "Chỉ có những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ với nhau thì mới có tính sử thi" (tr 595). Điều này cũng rất đúng, vì cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã "Đánh thức được, đã khơi dậy được và kéo căng ra được toàn bộ sức lực bên trong của một dân tộc" (Biêlinxki). Nhìn lại lịch sử VHVN, ta cũng thấy rõ: chỉ khi nào toàn dân tộc trực tiếp chiến đấu chống quân xâm lược thì cảm hứng anh hùng ca mới trỗi dậy mạnh mẽ. Pháp và Mỹ không chỉ khác Việt Nam về nền văn hóa mà còn đối lập về hệ tư tưởng. Cuộc chiến tranh Việt Nam không chỉ đơn thuần là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước mà còn là cuộc đụng độ giữa hai phe XHCN và TBCN. Bởi vậy, người chiến sĩ Việt Nam không chỉ chiến đấu cho dân tộc mình mà còn góp phần làm cho "nghìn năm sau nhân loại ngẩng cao đầu". Anh là hiện thân cho chân lý thời đại: "Ta là ai mà trở thành nhân loại", "Cả năm châu chân lý đang nhìn theo" (Tố Hữu) ... có thể lấy điều đó để chứng minh cho nhận định sau đây của Hêghen. "Cuộc chiến tranh còn phải diễn ra nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính lịch sử mà một dân tộc đưa ra đối với một dân tộc khác. Chỉ có như thế thì chiến tranh mới trở thành một hành động thuộc lĩnh vực cao đẳng". (tr 570)

Bằng phương pháp biện chứng, Hêghen đã chỉ rõ sự ảnh hưởng to lớn của hoàn cảnh lịch sử - xã hội đến văn học - nghệ thuật. Ông cho rằng, nội dung phản ánh của các sử thi là "thời đại anh hùng" (nên hiểu từ này theo nghĩa hiện đại). Ta có thể tạm gọi đó là thời đại "dân chủ quân sự". "Nó là cái điểm ở giữa nên thơ" (tr 585) nên làm nảy sinh "tính chất hồn nhiên của sử thi" (tr 661). Ở Việt Nam, đó là cái thời mà những giá trị tinh thần được đề cao trên hết. Người ta yêu thương gắn bó lẫn nhau ("Mỗi một mặt người đều muốn ghé môi hôn"). Hêghen nói: "Nó có tinh thần đoàn kết và có ý thức rằng, mỗi người chỉ có giá trị khi nó gắn liền khăng khít với những người khác" (tr 587). Hoài Thanh cũng khẳng định "Đời sống riêng tư không có nghĩa lý gì trong đời sống bao la của tập thể". Mọi người đều thấy rằng tất cả những gì của đất nước, tập thể đều là của chung, phải chiến đấu để giữ gìn nó. " Thế giới này chỉ có thể là thế giới của một nhân dân nhất định" (tr 589). Bởi vậy, cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam đã phát huy nội lực của mọi tầng lớp xã hội và thể hiện được "toàn bộ tinh thần dân tộc" (tr 599). Trong khung cảnh rực rỡ huy hoàng đó đã làm nảy sinh hàng loạt tập thể và cá nhân anh hùng rất đáng để ngợi ca, chiêm ngưỡng, và họ cũng là nhân vật chính trong các sử thi hiện đại của Việt Nam.

Hêghen cũng lý giải sự nảy sinh cảm hứng sử thi bằng nguyên nhân tâm lý. Đó là cái thời mà tinh thần tự giác của mỗi người dân rất cao. Ông lấy ví dụ là các anh hùng Hi Lạp tập hợp quanh Agamennông một cách tự do không hề bị một đạo luật nào cưỡng ép cả. Ở Việt Nam cũng vậy, mọi người xung phong ra chiến trường, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh. Các nhân vật Lữ, Lãm của Nguyễn Minh Châu trốn nhà đi bộ đội. Họ đi đánh giặc với niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng giống như các anh hùng ngày xưa tin vào lời báo mộng chiến thắng của thần thánh. Trong thời đại anh hùng, không ai muốn mình bị người khác chê là hèn nhát. Bởi vậy, các chiến sĩ trong "Cao điểm cuối cùng" tranh nhau lập công đánh vào đồi A1. Nhân vật Đặng từng bị chỉ huy nhắc nhở. Anh đã chiến đấu dũng cảm, trước khi chết còn cố gắng nói lời sau cùng: "Sửa chữa được khuyết điểm r...ô...ồ...i.i".. Chờ chỉ huy nói: "Hoan nghênh tinh thần chiến đấu của đồng chí" thì Đặng mới nở nụ cười mãn nguyện rồi tắt thở. Hêghen đã lý giải tinh thần tự giác chiến đấu của các anh hùng như sau: "Cái làm nền tảng của sự phục tùng đó là tinh thần danh dự, sự tôn trọng, thái độ xấu hổ trước con người có quyền lực hơn mà người ta không muốn bắt người ấy phải dùng đến võ lực, sự thán phục do tính cách của nhân vật ấy gây nên" (tr 586).

Theo Hêghen, "Sử thi là biểu hiện hạt nhân nòng cốt của nội dung dân tộc" (tr 642). Bởi vậy, nó chỉ ra đời khi con người có ý thức dùng nó để ghi tạc lại những giây phút vàng son trong lịch sử dân tộc, và thông qua những tấm gương anh hùng để cổ vũ chiến đấu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ kế tiếp. Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong thư gởi Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ II (1948) của Bác Hồ: Các văn nghệ sĩ ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương cổ động tinh thần phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt góp phần giáo dục lòng yêu nước cho con cháu đời sau và giới thiệu cho thế giới biết những thành tích vẻ vang của dân tộc ta [5]. Có lẽ nền văn học sử thi Việt Nam bắt đầu được khởi sắc từ lời kêu gọi này.

Theo Hêghen, sử thi chỉ ra đời trong thời đại có sự ngự trị của "cái nên thơ" (le poétique), đối lập lại là "cái nôm na" (le prósaique) trong xã hội tư sản. "Trạng thái của thế giới hiện đại thực vậy là nôm na thô thiển đến nỗi nó hoàn toàn chống lại những điều kiện mà theo chúng tôi, một sử thi thực sự phải thực hiện" (tr 662). Trong xã hội tư sản, "cái tôi cá nhân bị tách ra khỏi cái toàn thể chủ yếu của dân tộc" (tr 575). Người ta sống ích kỷ, bon chen, lừa lọc... điều đó làm cho hệ thống luật pháp và các thể chế hành chính ngày càng cồng kềnh, hạn chế sự tự do của con người. Trong bối cảnh ấy, văn học chỉ có thể phát triển "chất tiểu thuyết" mà chủ đề phổ biến là "cuộc xung đột nảy sinh giữa cái nên thơ của con tim với cái nôm na của hoàn cảnh". Những điều đó có thể lý giải vì sao khi con người chỉ biết lo vun vén cho bản thân mình thì xã hội không có anh hùng, và ở đâu có nền kinh tế thị trường bộc lộ những mặt trái của mình đến mức cực đoan thì ở đó cảm hứng sử thi rất mờ nhạt.

Tuy nhiên, Hêghen cũng không bi quan khi cho rằng: "Một thao trường mênh mông đã mở ra trong lĩnh vực sử thi, đối với tiểu thuyết, bút ký, truyện ký" (tr 663). Và dự báo đó đã thành sự thật, từ thế kỷ XIX trở đi, hàng loạt tác phẩm mang cảm hứng sử thi ra đời (Tarat Bunba, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm...),nhất là trong Đại chiến II và phong trào giải phóng dân tộc. Hêghen cũng không phủ nhận rằng thời bình không có sử thi. Trong thời bình vẫn có thể sáng tác nếu như xã hội có những chàng Ôđixê vạm vỡ và các nhà văn tuân thủ các "nguyên tắc sử thi vĩnh cửu". Đề tài có thể ca ngợi những anh hùng lao động ưu tú trong hiện tại hoặc là cuộc chiến tranh giữ nước đã qua. Khi ấy đã có được "quá khứ sử thi" và các anh hùng đã được nâng lên tầm cao mới ("Sự vĩ đại bao giờ cũng trông hòng ở con cháu" - Bakhtin). Chúng ta tin tưởng rằng, trong tương lai, sẽ có những bộ sử thi sáng giá xứng tầm với lịch sử vĩ đại của dân tộc. Điều đó rất cần thiết, vì nói như Hêghen "Danh dự của mỗi dân tộc cần phải có Hômerơ của riêng mình".
Về Đầu Trang Go down
https://ch17vhvndhv.forum-viet.com
 
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975 (2)
» Tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975 (1)
» Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945
» THỬ NHẬN DIỆN TIỂU THUYẾT TỪ SAU 1945
» Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp mình :: Your first category :: Lớp Cao Học 17 VHVN-
Chuyển đến